QUÁ TRÌNH OVERCLOCK

13 Dec

Quá trình overclock
Đầu tiên cần xác định giới hạn overclock của CPU. Có thể xác định giới hạn này = cách xem kết quả overclock của những người khác sử dụng CPU giống mình.

Tốc độ của 1 CPU phụ thuộc vào bus mặt trước (FSB) và hệ số nhân (Multiplier).
–Bus mặt trước(FSB) là gì?
—–là đường truyền dữ liệu từ CPU đến bộ nhớ chính (RAM và ROM). Vì thế khi tăng FSB không những chỉ tăng tốc độ của CPU mà còn tăng tốc độ tòan bộ hệ thống.
–Tại sao lại có hệ số nhân?
—-Do tốc độ của các bus khác (PCI, AGP, etc) đều phụ thuộc vào tốc độ của bus mặt trước (FSB), hệ số nhân được sử dụng để điều chỉnh tốc độ của các bus này giúp cho các thiết bị hoạt động ổn định. Mỗi thiết bị có một hệ số nhân khác nhau. Một vài hệ số nhân làm tăng tốc độ của thiết bị so với tốc độ của FSB như hệ số nhân của CPU ( 10 hoặc 13 hoặc etc tùy thuộc vào CPU). Một vài hệ số nhân của các thiết bị khác lại làm chậm tốc độ của thiết bị so với tốc độ của FSB ví dụ như của AGP.

Bài viết này sử dụng bộ vi xử lý Intel’s Pentium 4 làm ví dụ. Tuy nhiên Intel đã khóa hệ số nhân nên chúng ta chỉ có thể thay đổi bus mặt trước(FSB).

Pentium 4 2.4 A có hệ số nhân là 24 và bus mặt trước là 100 Mhz. Do vậy có thể suy ra tốc độ mặc định của CPU này là 24* 100 = 2400 Mhz =2.4 GHz ( hệ số nhân * bus mặt trước).

Ta có thể oc CPU này bằng cách tăng bus mặt trước từ 100Mhz -> 133 Mhz. Điều này có nghĩa là sẽ tăng tốc CPU từ 2.4 Ghz lên 24*133 = 3192 MHz ~ 3.2 Ghz.

Để thay đổi FSB, khi máy vừa khởi động , nhấn fím delete để vào BIOS. Trong mục Frequency/Voltage Control ta có thể thay đổi FSB (Tên mục này có thể thay đổi tùy theo motherboard)
Thông thường, để chạy ổn định, khi tăng FSB, cũng sẽ fải tăng hiệu điện thế cung cấp cho CPU (Vcore). Vcore cũng có thể thay đổi được trong BIOS.

Bây giờ save các settings này lại và thoát khỏi màn hình bios. PC sẽ khởi động lại. Lúc này cần nhìn lên màn hình khởi động xem có thay đi gì không. Thông thường máy tính sẽ đọc tốc độ mới của hệ thống. Tuy nhiên nếu máy tính lại báo tốc độ mặc định, hoặc không vào được windows, khởi động lại và vào màn hình BIOS. Bây giờ có 2 lựa chọn: hoặc tăng hiệu điện thế cho CPU, hoặc giảm FSB xuống.

Cần nhớ rằng việc tăng Vcore có thể làm máy chạy ổn định ở FSB cao hơn, tuy nhiên, FSB và Vcore càng cao thì CPU càng nóng. Nhiệt độ cao có thể khiến hệ thống chạy không ổn định hoặc làm chết CPU. Để đo nhiệt độ, tốc độ, và hiệu điện thế của CPU có thể sử dụng chương trình motherboard monitor

Xin được đi lạc đề một tí = cách đề cập qua về RAM (do bản thân n12 có quá nhiều thắc mắc về vấn đề nay). Như đã nói ở trên, khi tăng FSB, tức là đã làm tăng tốc độ tòan bộ hệ thống trong đó có RAM
–RAM là gì?
—-là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (Random access memory)
–Có những loại RAM nào?
—-Hiện tại có 3 loại RAM: SDR, DDR, và QDR. Chi tiết có thể tìm thấy ở đây: http://www.vnoczone.com
–PC 1600, PC 2100, PC 2700, PC 3200 là gì?
—- là các loại DDR khác nhau. 1600, 2100, 2700, 3200 là chỉ số bandwidth của RAM, tương đương với 1.6GB/s, 2.1 GB/s, 2.7 GB/s và 3.2 GB/s
PC 1600 = DDR200 = 1.6 GB/s
PC 2100 = DDR266 = 2.1 GB/s
PC 2700 = DDR333 = 2.7 GB/s
PC 3200 = DDR400 = 3.2 GB/s
–Oc RAM bằng cách nào?
—-Đơn giản nhất là thay đổi FSB hoặc tăng hệ số nhân.
Tính ổn định

Sau khi vào được windows, việc quan trọng cần làm đầu tiên là kiểm tra tính ổn định của hệ thống. Có thể kiểm tra bằng cách chạy chương trình Prime 95. Có thể xem tại đây : http://forums.extremeoverclocking.com/

Làm mát
Thông thường sau khi tăng vcore, CPU sẽ nóng lên. Lúc này heat sink và fan bán kèm với CPU sẽ không đủ khoẻ để giải nhiệt cho CPU. Giải fáp đơn giản là đi mua cái mới. Khi mua thì nên chú ý đến chỉ số C/W. Ví dụ: có 2 heatsinks 1 và 2 với C/W tương ứng là 0.35 và 0.40. Điều này có nghĩa là sử dụng heatsink thứ 1 sẽ làm giảm nhiệt độ của hệ thống nhiều hơn sử dụng heatsink thứ 2 5độ C khi chạy ở 100w. Thông thường CPU của Intel chạy ở 50w, do vậy có thể -> heatsink thứ nhất làm mát CPU hơn heatsink thứ 2 2,5độ C. Thông thường CPU chạy ổn định dưới 60 độ C. Cụ thể lắp heatsink thế nào thì để bài sau viết tiếp.

hê số nhân*system clock = tốc độ CPU

System clock/4 hay /3 hay /n ,4,3,n là hệ số chia
Khi OC chuyên sâu 1 chút nữa có 3 khái niệm rất hay nhầm lẫn cho các post-Newbie.

* Hệ số nhân:HSN: Ratio: để xác định Clock hoạt động (tốc độ) của CPU.
Tốc độ CPU = FSB * HSN

* Tỷ lệ chia: Là tỷ lệ mà main quy định để chia băng thông của FSB cho các thành phần của main (PCI, AGP…)
Tỷ lệ chia 3: Thường dùng cho các CPU có FSB default là 100.
Lúc đó Main chia FSB làm 3 phần mỗi phần là 33MHZ (100/3). PCI chiếm 1 phần, AGP chiếm 2 phần băng thông.
Tỷ lệ chia 4: Thường dùng cho các CPU có FSB default là 133.
Lúc đó 1 phần cũng vẫn là 33 MHZ.
Tương tự có tỷ lệ chia 5, tỷ lệ chia 6 đối với các FSB 166 và 200.
Khi OC FSB lên cao mà main ko hỗ trợ tỷ lệ chia 5 hoặc 6 thì Bus của PCI và AGP sẽ tăng theo và như vậy làm cho hệ thống hoạt động ko ổn đinh. Có 2 cách giải quyết V/đ này: 1 là dùng các main hỗ trợ tỷ lệ chia cao (/5 or /6)( main KT333 or KT400 trở lên), hai là sử dụng các main có hỗ trợ lock PCI/AGP (Main Intel cao cấp, main Nforce2).

* Hệ số nhân của Ram: Dùng để thiết đặt mức độ xung của ram so với xung của FSB.
Nếu hệ số này là 100% thì tức là Bus của ram = FSB.
Nếu hệ số này là 4/3 thì thức là Ram hoạt động nhanh gấp 4/3 lần FSB
Nếu hệ số này là 5/3 thì… tự suy ra.
Một số main không cho chỉnh theo kiểu tỷ lệ này mà cho chỉnh thẳng Bus của ram.
Ví dụ bạn dùng CPU có FSB là 133 thì main hỗ trợ các loại bus cho Ram như 100, 166, 200 (không đồng nhất) và 133 (đồng nhất).
Khi OC FSB thì bus của Ram cũng tăng lê tương ứng tùy theo cách ta đặt là ram chạy đồng nhất hay không đồng nhất.
(Thearmy).

 

(Theo Nguồn Internet)

Leave a comment